Một con Phù Du, một hôm, thấy con Đom Đóm có một điểm sáng ở bên mình, lấy làm lạ, mới hỏi rằng:
Đạo trời đất sáu trăm phút
(Ý nói từ sáng đến tối)
Bóng quang minh xuất một thật dài ghê
(Ý nói ánh sáng phát ra, rồi mất đi chứ ko tồn tại mãi mãi)
Làm chi một ngọn xanh lè...Tờ mờ thắp sáng để kê bên mình
(Phù Du chỉ sống ban ngày, Đom Đóm chỉ sáng ban đêm nhưng Phù Du lại trông được cái sáng của Đom Đóm giữa ban ngày nên ko tin. Ấy mới là có con mắt tinh đời vậy)
Đom Đóm giảng rằng
Bóng quang minh có sáng , có tối.
Việc trời đất có ngày, có đêm.
Ngọn đèn này là cái đuốc đi đêm
Giữa đêm hôm ko có ko được !
Hoặc là cây dày, cỏ rậm
Hoặc là cửa đóng, mành che
Muốn cho tỏ lối, nhằm đường
Không có lẽ đi đêm ko đuốc !
Phù Du vặn lý lại
Sao anh lại nói lạ đời !
Chi chi việc trời
Mà ai không tỏ ?
Mà tôi không tỏ ?
Khi tôi bé nhỏ
Cho đến bây giờ
Mặt trời còn đó trơ trơ
Đã lên được mấy nỗi ?
Đã đi được mấy nỗi ?
Đang mê, đang mỏi
Đang chán, đang chê
Có lẽ mặt trời tắt ?
Có lẽ về ban đêm ?
Công đâu mà lo đi thầm ?
Công đâu mà lo ngày tối ?
Anh quen nói dối,
Lừa kẻ không hay
Đến như tôi đây
Anh lừa chi được !
Ai lừa chi được !
Đom Đóm cứ đành chịu mắng, không trả lời, vừa cất cánh bay vừa hát câu rằng :
Sự đời nghĩ cũng ngán thay !
Nửa đêm, nửa ngày có kẻ không tin !
Truyện ngụ ngôn này viết lời lẽ tuy cổ mà ý nghĩa rất sâu xa.
" Ai đã không biết gì , thì còn ngờ có gì nữa"
Qui ne sait ne soupconne rien.
Trích từ TINH HOA VĂN HỌC DÂN GIAN.
Đêm về trời tối om om
Lại thêm lạnh lẽo không còn có ai
Đóm đem ánh sáng thiên thai
Soi đường dẫn lối cho ai độc hành....
ĐomĐóm